Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Sơn chóa đèn và những điều mà bạn chưa biết

Sau khi sơn màu phù hợp, người thợ sẽ phơi khô chóa đèn. Lúc này, thời gian khô của chóa đèn cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, màu sơn sẽ khô trong khoảng 1 ngày và có màu sắc rực rỡ, đúng với màu pha cũng như ý tưởng của chủ xe. Nếu không, màu sơn có thể không tươi hoặc sai màu. Nếu sử dụng máy sấy khô, người thợ có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của màu sơn.

Nếu cảm thấy nhàm chán trước những chiếc đèn bình thường hoặc màu đèn không phù hợp với xe, các bạn có thể tìm hiểu về sơn chóa đèn.

Sơn chóa đèn không phải là sơn bề mặt chóa bạc bên trong của đèn mà là sơn bề mặt ốp đèn bên ngoài. Nếu bạn sơn trực tiếp vào chóa bạc, cường độ ánh sáng phát ra từ đèn xe sẽ giảm. Điều này có thể gây nguy hiểm khi đi xe buổi tối hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.

Theo anh Ngọc Tâm, thành viên nhóm sơn Kzak, việc sơn lên bề mặt ốp đèn sẽ đảm bảo duy trì độ trong của đèn và không ảnh hưởng đến cường độ sáng. Với những đèn được sơn bề mặt ngoài, chúng ta vẫn có thể nhìn xuyên qua và thấy các chi tiết của lớp chóa bạc bên trong.

Có thể nói, sơn chóa đèn cũng giống như một hình thức sơn airbrush lên đèn của xe. Tuy nhiên, sơn chóa đèn không đòi hỏi những họa tiết cầu kỳ mà chỉ đơn giản là sự phối màu giữa đèn và xe sao cho phù hợp mà tinh tế.

Cũng giống như những quy trình ban đầu của sơn airbrush lên thân xe, người thợ sẽ dùng giấy nháp mịn để đánh qua bề mặt chóa đèn, loại bỏ những vết xước cũ, vết ố lem của màu sơn cũ và tạo bề mặt bám cho lớp sơn mới.

Sau đó, người thợ sẽ sử dụng báo để che những vùng không muốn sơn dính vào trước khi tiến hành pha màu để sơn chóa đèn. Màu sơn sẽ được pha theo ý tưởng của khách hàng sao cho phù hợp với tổng thể màu của xe. Người thợ sơn sẽ căn chỉnh tỉ lệ pha màu để có thể lên được màu đúng như ý tưởng của người chủ xe.

Đây là bước khá quan trọng, ngoài việc ảnh hưởng đến màu sơn, việc pha sơn còn ảnh hưởng đến độ bền của lớp sơn chóa đèn. Nếu tỉ lệ pha không đúng giữa sơn, dung dịch bóng và chất làm đông cứng thì có thể gây ra 2 hiện tượng. Một là lớp sơn không khô. Hai là màu không chuẩn hoặc bề mặt sơn bị mềm gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của lớp sơn trên chóa đèn.

Sau khi đã pha được màu sơn như ý muốn, người thợ sẽ từ từ sơn từng lớp lên cả bề mặt chóa đèn để đạt được màu sắc như ý. Nếu sơn một lần với lớp sơn dày, người thợ sẽ khó kiểm soát được độ lên màu của chóa đèn.

Trong quá trình sơn chóa đèn, sơ sót là điều không thể tránh. Tuy nhiên, người thợ có thể khắc phục những sơ sót này bằng sự khéo léo và kinh nghiệm của bản thân.

Cuối cùng, sau khi lớp sơn đã khô, người thợ sẽ mang chóa đèn ra đánh bóng bằng xi để tạo bề mặt mịn và bóng cho chóa đèn. Như vậy, bạn đã có một chiếc đèn mới cho chiếc xe của mình.

Xin chân thành cảm ơn cửa hàng www.xemaydep.com.vn, số 8 Lê Văn Lương - Hà Nội, đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét